RSS

Nhạc tiểu học

Trao đổi chuyên môn về Nhạc tiểu học tại đây.

 

37 responses to “Nhạc tiểu học

  1. Chí Thanh

    Tháng Mười 16, 2011 at 8:55 sáng

    Thưa thầy, hiện em đang dạy lớp 2, em định tìm bài hát : “Chúc mừng sinh nhật” nhưng tìm mãi không được, thầy có thể giúp em được không? Bài thiếu nhi hát ấy. Cảm ơn thầy.

     
  2. Thanhbang

    Tháng Mười Một 4, 2011 at 8:21 sáng

    Có một số quan niệm cho rằng: Khi thực hiện hoạt động “Luyện tiết tấu” (trong dạy TĐN ở Tiểu học) thì phải luyện cho học sinh đọc tiết tấu và gõ theo tiết tấu chớ không gõ đệm theo phách. Bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến ngược lại. Mình thống nhất như thế nào với 2 nhóm ý kiến này hả anh Quang Minh?

     
    • nhacqm

      Tháng Mười Một 4, 2011 at 9:20 sáng

      – Trước đây đã có ý kiến về vấn đề này. Đã thống nhất thông qua các tổ trưởng cấp huyện. Trong bước Tập tiết tấu, học sinh tập đọc, sau đó vừa đọc và gõ tiết tấu hoặc chỉ gõ tiết tấu (bước này có thể không thực hiện đối với HS TB, yếu).
      – Sau khi học sinh đã ghép lời cả bài, có thể cho học sinh hát kết hợp gõ đệm tùy theo trình độ của lớp.

      Dạy tập đọc nhạc:
      Đối với giáo viên chuyên nhạc, phương pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 theo trình tự như sau:

      – Giới thiệu bài TĐN
      – Đàn giai điệu bài TĐN
      – Tập nói tên nốt, hình nốt
      – Tập cao độ
      – Tập tiết tấu
      – Tập đọc nhạc từng câu
      – Liên kết câu
      – Ghép lời ca

      Có thể xem thêm Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng tại đây

       
  3. Thanhbang

    Tháng Mười Một 9, 2011 at 2:38 sáng

    Nhưng dạy học theo hướng tự chủ như hiện nay, có cho phép mình áp dụng nhiều phương pháp luyện tiết tấu cho nhiều đối tượng lớp, đối tượng học sinh?
    Ví dụ:
    1- Chỉ đọc, không gõ hoặc chỉ gõ không đọc
    2- Học sinh kết hợp đọc và gõ tiết tấu/
    3- Học sinh đọc tiết tấu và gõ theo phách

     
    • Tuấn Anh

      Tháng Mười Một 9, 2011 at 3:01 sáng

      Tự chủ tức là mỗi giáo viên, tùy theo đối tượng học sinh mà cho phép thực hiện hoạt động phù hợp với đối tượng đó.
      + Ví dụ 1. Có thể dùng cho học sinh trung bình
      + Ví dụ 2. Có thể áp dụng cho học sinh khá, giỏi
      + Ví dụ 3. Không nên thực hiện
      (Tuy nhiên, khi ghép lời toàn bài TĐN, học sinh có thể hát kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp tùy bài).

       
    • nhacqm

      Tháng Mười Một 9, 2011 at 3:05 sáng

      Thống nhất với ý kiến của bạn Tuấn Anh.

       
  4. Thanhbang

    Tháng Mười Một 9, 2011 at 6:29 sáng

    Cho phép em hỏi tí nữa thôi: Tại sao không nên thực hiện ví dụ 3 (Học sinh đọc tiết tấu và gõ theo phách)? theo em thì phách là đơn vị cơ bản để xác định tiết tấu. Rõ ràng, khi ta tập đọc nhạc hoặc khi xướng âm thì vẫn thường phải đánh dấu phách để đọc cho đúng tiết tấu đó thôi!?

     
    • nhacqm

      Tháng Mười Một 9, 2011 at 7:16 sáng

      Thật ra cách 3 phù hợp cho dạy học hát hơn là dạy đọc tiết tấu trong tiết TĐN. Như đã nói, ghép lời trong tiết TĐN cũng có thể sử dụng gõ đệm theo ý muốn (như tiết học hát vậy). Khi đọc tiết tấu, nếu học sinh khá có thể cùng gõ tiết tấu nữa thì các em sẽ nắm bắt sâu hơn, vững hơn về câu nhạc mà ngay sau đó các em sẽ thực hiện cả phần tiết tấu lẫn cao độ.

       
  5. Thanhbang

    Tháng Mười Một 9, 2011 at 7:19 sáng

    Xin lỗi! Cho đính chính lại: Phách là đơn vị trường độ cơ bản

     
  6. Việt Chương

    Tháng Mười Hai 11, 2011 at 1:32 chiều

    Chào thầy Quang Minh.

    Trong phiên họp qua, một số anh em giáo viên có 2 ý kiến chưa thống nhất nhau trong việc kiểm tra bài cũ, tôi thì chưa có cơ sở để trao đổi cùng anh em. Mỗi ý kiến đều có lí riêng của mình.
    1-.Kiểm tra bài cũ thì kiểm tra ở tiết vừa qua (tuần trước đó).
    2-.Kiểm tra bài cũ thì phải kiểm tra cùng loại bài liền trước đó. Ví dụ: TĐN thì phải kiểm tra TĐN, không kiểm tra bài hát. Bài hát thì không kiểm tra TĐN.
    Nhờ thầy cho ý kiến để giải quyết vấn đề.
    Cám ơn.

     
    • nhacqm

      Tháng Mười Hai 11, 2011 at 1:35 chiều

      – Sau khi thay sách, việc kiểm tra bài cũ khá nhẹ nhàng:

      + Có thể kiểm tra bất cứ lúc nào trong tiết dạy,
      + Có thể kiểm tra như truyền thống (vào đầu tiết học).

      – Nội dung kiểm tra cũng thoáng hơn: có thể ở tiết học liền trước hoặc các tuần trước (hay được áp dụng cho các tiết ôn), ngay cả những lớp trước (dạng trò chơi) nhưng điều đó còn tùy thuộc vào đối tượng GV muốn kiểm tra (G-K-TB…), không phải chỉ áp dụng 1 kiểu duy nhất cho cả lớp.

      Như vậy, cả 2 ý thầy nêu là quá khắc khe, khuôn khổ, không gần gũi với tinh thần mới.

      Chào thầy.

       
  7. Lê Phương - Đồng Tháp

    Tháng Ba 7, 2012 at 3:58 sáng

    Thầy ơi, cho em hỏi “gõ đệm theo bài hát” là sao vậy? Cám ơn thầy.

     
    • nhacqm

      Tháng Ba 7, 2012 at 4:01 sáng

      Đối với tiểu học, có 3 cách gõ đệm thông dụng theo chương trình:
      1) Gõ đệm theo nhịp
      2) Gõ đệm theo Phách
      3) Gõ đệm theo tiết tấu
      Tuy nhiên trong chuẩn kiến thức, kỹ năng thì xuất hiện thêm cách gọi “vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát“. Cụm từ này được ghi trong cột “yêu cầu cần đạt” có nghĩa là tùy vào tình hình của lớp mà giáo viên có thể chọn bất cứ kiểu gõ đệm nào (trong 3 cách gõ nêu trên) sao cho phù hợp với học sinh lớp đang dạy.
      Đối với những nơi có điều kiện, yêu cầu sẽ cụ thể hơn như: “gõ đệm theo phách, theo nhịp“… nghĩa là học sinh phải thực hiện đủ 2 cách gõ theo yêu cầu.

       
  8. Việt Chương

    Tháng Ba 7, 2012 at 9:33 sáng

    Hôm nay mới vào trang và có điều kiện giao lưu trực tiếp thế này, tôi thấy rất hay, chúng ta có thể trao đổi cùng nhau những vấn đề có liên quan trong giảng dạy. Thật bổ ích.

     
  9. Việt Chương

    Tháng Ba 8, 2012 at 12:58 chiều

    Một vài ý kiến trong giảng dạy âm nhạc tiểu học.

    *.Những bài nhạc trong chương trình tiểu học có nhịp 4/4 (C,….), khi dạy, để giản tiện giúp các em hát đúng bài hát, giáo viên chuyển bài hát này thành nhịp 2 để HS dễ thực hiện (lấy phách mạnh vừa và phách mạnh làm nhịp) thì cách chuyển đổi này, ta có thể gọi với nhau là nhịp gì?

    *.Có bạn cho là nhịp mình chuyển đổi sang nhịp 2/4, có bạn cho là chuyển đổi sang nhịp 2/2 ??? Cách nào là đúng? Hay khi dạy những bài hát này mình phải đánh nhịp đúng nhịp 4/4, với 4 động tác? (Ở lớp 3 chưa có nhịp 4/4 nhưng có bài “Em yêu trường em” nhịp C)

    Nhờ đồng nghiệp có ý kiến giúp đỡ.
    Chân thành cám ơn.

     
  10. NhacQM

    Tháng Ba 9, 2012 at 1:15 sáng

    Thầy Việt Chương mến,

    Cần lưu ý: Cách tìm phách trong 1 ô nhịp, ta lấy nốt tròn chia cho mẫu số của nhịp đó và tử số là số phách trong một nhịp.
    * Ví dụ:
    + Nhịp 2/4, nốt tròn chia 4 = nốt đen –> mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có hình nốt đen.
    … Sơ đồ:
    Nhịp 2/4
    + Nhịp 3/4, nốt tròn chia 4 = nốt đen –> mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách có hình nốt đen.
    … Sơ đồ:
    Nhịp 3/4
    + Nhịp 4/4 (nhịp C), nốt tròn chia 4 = nốt đen –> mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách có hình nốt đen.
    … Sơ đồ:
    (Xem phía dưới)

    + Nhịp 2/2 (là nhịp C có dấu gạch đứng giữa chữ C), nốt tròn chia 2 = nốt trắng –> mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có hình nốt trắng.

    + Nhịp 3/8, nốt tròn chia 8 = nốt móc đơn –> mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách có hình nốt móc đơn.

    + Nhịp 6/8, nốt tròn chia 8 = nốt móc đơn –> mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có hình nốt móc đơn.
    … Sơ đồ:
    Nhịp 6/8
    – Như vậy, nhịp 4/4 khi chuyển thành nhịp 2 thì hiểu là nhịp 2/4, nghĩa là tách trường độ trong cùng 1 ô nhịp 4 (4 nốt đen) thành 2 ô nhịp 2 (mỗi ô 2 nốt đen).
    … Sơ đồ đánh nhịp 4/4:
    Loại nhịp 4 phách sử dụng bốn lần vung tay – xuống, sang trái, sang phải, và lên: (Xem ảnh) Sơ đồ nhịp 4/4

     
  11. Việt Chương

    Tháng Ba 9, 2012 at 12:57 chiều

    Cám ơn thầy Quang Minh đã nhiệt tình giải thích thêm để trong một nhóm anh em ở Phú Tân có cơ sở thực hiện.
    Cơ bản là anh em đã hiểu cách tìm vị trí của phách cũng như giá trị của mỗi phách trong từng loại nhịp nhưng để dễ hướng dẫn HS nên ở những bài có nhịp 4/4 (C chứ không phải C có gạch đứng. Vì trên mail khó thể hiện) nên chuyển thành nhịp 2. Lại có anh em cho là như vậy mình thực hiện theo nhịp 2/2. Dù tôi giải thích thế nào thì anh em vẫn giữ một mực là nhịp 2/2.
    Tôi có nói thêm là khi chuyển sang nhịp 2, hướng dẫn HS gõ theo phách (giá trị là 1 đen) thì đối với nhịp 2/2 thì gọi là gõ như thế nào??? Dù không thể giải thích nhưng anh em vẫn giữ lập trường của mình.
    Cám ơn thầy.
    Đúng là với những trang được trao đổi trực tiếp thế này rất tiện.
    Chúc Diễn Đàn chúng ta sẽ đem nhiều bổ ích cho những người tham gia.

     
  12. Hoàng Yến

    Tháng Tư 23, 2012 at 6:02 sáng

    Thầy ơi kết quả sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh tiểu học có chưa thầy ?

     
    • nhacqm

      Tháng Tư 24, 2012 at 12:33 sáng

      Trong tuần này (tuần 33) sẽ có kết quả. Khi có quyết định chính thức, sẽ đưa lên web NhacQM.

       
  13. Hoàng Yến

    Tháng Tư 23, 2012 at 6:05 sáng

    CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN GIÁO VIÊN CÓ NHỮNG NGÀY NGHỈ LỄ TUYỆT VỜI

     
  14. Hoàng Yến

    Tháng Năm 7, 2012 at 3:23 sáng

    Thầy ơi kết quả sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh ở trang nào em tìm không thấy

     
    • NhacQM

      Tháng Năm 7, 2012 at 3:37 sáng

      Đang chờ Phòng Giáo dục Trung học phát hành công văn, riêng em đạt loại C cấp tỉnh.

       
  15. Hoàng Yến

    Tháng Năm 7, 2012 at 7:08 sáng

    Cám ơn thầy nhiều, em mừng lắm.

     
  16. Lê Đỗ Uyên Thi

    Tháng Mười Một 23, 2012 at 2:33 chiều

    Chào thầy Quang Minh
    Em được chỉ định lên một tiết thường thức âm nhạc ở HKII bài chàng Ooc – Phê và cây đàn Lia em chưa có tài liệu này , thầy có thể giúp em được không

     
  17. Việt Chương

    Tháng Năm 23, 2013 at 3:04 sáng

    Chào thầy Quang Minh.

    Nhận được tài liệu HD về việc tổ chức phân hóa với học sinh khi giảng dạy môn Âm nhạc, thầy đã nêu khá chi tiết cho từng loại bài dạy ở từng khối lớp. Có gợi ý cụ thể ở một số bài điển hình, giúp anh em giáo viên dễ hình dung được cách làm thế nào để âm nhạc được gần gũi với tất cả đối tượng của mình trong từng lớp học.

    Thầy đã đánh giá đúng được mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên và học sinh trong từng vấn đề cần quan tâm khi dạy và học môn Âm nhạc.

    Cám ơn thầy đã nhiệt tình giới thiệu về nội dung dạy phân hóa với bộ môn Âm nhạc tiểu học.

    Thật tình mà nói, âm nhạc là một môn nghệ thuật đòi hỏi nhiều hơn các môn khác ở giáo viên và HS khi tiếp xúc với bộ môn này: Khả năng đàn, hát, hiểu biết về kiến thức âm nhạc cơ bản, mức độ cảm thụ,….

    Ngoài ra còn đòi hỏi anh em giáo viên phải chịu khó nghiên cứu tìm hiểu để hướng dẫn các em biết thể hiện bài hát với một số động tác minh họa đơn giản. Nội dung này, với tôi cũng là cái khó. Gần đây, tôi có nhận được một tài liệu (Sách Âm nhạc thực hành của NXBGDVN tại Đà Nẵng, vừa phát hành hồi tháng 01/2013) dù chưa xem kĩ hết ở các khối lớp nhưng tôi dã thấy trong ấy có giới thiệu các thao tác đơn giản phụ họa cho từng bài hát. Do khá bận nên chưa giới thiệu cùng thầy và đồng nghiệp. Khi nào có thời gian tôi sẽ giới thiệu.

    Chúc thầy cùng các bạn đồng nghiệp hưởng một mùa hè 2013 thật nhiều niềm vui.

    Thân mến.

     
  18. Hoa

    Tháng Mười 3, 2013 at 12:16 chiều

    Cho em hỏi phách mạnh phách nhẹ của nhịp 3/8 là gì?

     
    • nhacqm

      Tháng Mười 5, 2013 at 1:41 chiều


      Nhịp này có 3 phách, mỗi phách có trường độ bằng một hình nốt móc đơn (nốt móc đơn có trường độ bằng một phần tám nốt tròn). Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai và thứ ba là phách nhẹ.

       
  19. thienly

    Tháng Hai 13, 2014 at 3:28 chiều

    Thầy ơi ! cho em hỏi: đối với lớp 3 thì giới thiệu hình nốt nhạc như thế nào cho các em dễ hình dung và đúng với nhạc lí?

     
    • nhacqm

      Tháng Hai 15, 2014 at 9:03 sáng

      Đối với lớp 3, việc dạy nốt nhạc trên khuông nhạc cho các em chỉ mang tính giới thiệu nhằm chuẩn bị học phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 4 và lớp 5. Vì thế, khi giới thiệu nốt nhạc cần tổ chức nhẹ nhàng, chơi mà học và có thể củng cố chúng vào những tiết học sau bằng nhiều hình thức trò chơi khác nhau (vào giữa tiết học).
      Bạn có thể tham khảo tại đâytại đây

       
  20. Quỳnh Nga

    Tháng Tư 19, 2014 at 3:31 chiều

    Hôm nay, mày mò tự nhiên vào trang này đúng chuyên môn của mình, đọc được những ý kiến trao đổi thật là hay và bổ ích. Cảm ơn thầy Quang Minh và mọi người.

     
  21. Nguyen Loan

    Tháng Chín 3, 2014 at 2:22 sáng

    Chào Thầy QM
    Em mới vào nghề và dk giao dạy âm nhạc Tiểu học và em còn lúng túng trong cách gõ đệm theo nhịp.Mong Th và mọi người chỉ bảo cho em với. Thanks

     
  22. Thanh Hùng

    Tháng Mười Một 6, 2014 at 9:30 sáng

    Đọc diễn đàn của thầy Quang Minh tôi thấy thích thú vô cùng ở đây có các câu hỏi của các bạn khác hỏi thầy cũng trùng với thắc mắc của tôi mà không biết hỏi ai bây giờ thấy thầy trả lời tôi mừng quá! xin cảm ơn thầy!

     
  23. nguyen loan

    Tháng Một 3, 2017 at 3:35 chiều

    th ơi th có nhạc đệm bài Hát mừng lớp 5 k ạ. Th cho em xin với a

     

Gửi phản hồi cho Hoàng Yến Hủy trả lời