RSS

Tiếng Việt

Trao đổi chuyên môn về Tiếng Việt tiểu học tại đây.

 

4 responses to “Tiếng Việt

  1. Bé Miu

    Tháng Tư 5, 2012 at 11:50 sáng

    Các thầy cô ơi! bé Miu hiện đang dạy lớp 4, có một vấn đề thuộc phân môn Luyện từ và câu mà Miu chưa hiểu: Ở cuối câu khiến, khi nào dùng dấu chấm và khi nào dùng dấu chấm cảm?
    Quý thầy cô giúp bé Miu với nhé, hix hix….
    Cảm ơn thầy cô. ^^

     
    • nhacqm

      Tháng Tư 6, 2012 at 12:41 sáng

      Trong trường tiểu học, giáo viên cần lưu ý học sinh rằng:
      + Câu khiến với nội dung yêu cầu, đề nghị mạnh (có từ hãy, đừng, chớ ở đầu câu) thì cuối câu nên đặt dấu chấm than.
      + Câu khiến với nội dung yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.

      – Bé Miu xem thêm trong sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 – tập 2 trang 157 và 165.

       
  2. Bé Miu

    Tháng Tư 23, 2012 at 12:55 chiều

    Em cũng nghĩ như thế, nhưng trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 88, ở phần Luyện tập có những đoạn làm em thắc mắc:
    + “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!” : đây là lời nói của rùa vàng với nhà vua, không có từ “hãy”, “đừng”, “chớ” nhưng sao vẫn có dấu chấm than ở cuối câu hả thầy?
    + “Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.” : đây là lời nói của ông bụt với chàng trai, ở đoạn này, em thấy đây cũng là một yêu cầu, đề nghị mạnh (bởi vì chàng trai không thể chối từ lời đề nghị này) nhưng sao cuối câu lại là dấu chấm?
    Mấy cái này làm em hiểu lờ mờ quá. hix hix… Thầy Quang Minh gỡ rối giúp em với!
    Em cảm ơn thầy.

     
    • nhacqm

      Tháng Tư 27, 2012 at 10:39 sáng

      Bạn “Miu” mến,

      – Trước khi xác định câu khiến, chúng ta cần xem xét yếu tố “tiền giả định” hay văn cảnh của đoạn văn chứa câu khiến.
      – Về dấu hiệu:
      + Đầu câu: “hãy, chớ, đừng,…” là dấu hiệu rõ ràng dễ nhận biết.
      + Cuối câu: nếu là dấu chấm than (!) thì rõ ràng, nhưng nếu dấu chấm (.) thì dấu hiệu này không rõ ràng, mang yêu cầu nhẹ nhàng –> về hình thức nó như một câu kể. Chính vì lẽ đó, ta còn phải lưu ý đến ngữ giọng (cách nhấn giọng) và ý nghĩa của câu khiến nữa.
      * Mục ghi nhớ trang 88 (STV4-tập 2) dùng từ “hoặc” nghĩa là có thể là dấu chấm than hay cũng có thể là dấu chấm ở cuối câu khiến.
      – Đối với câu: “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!“, tuy không có dấu hiệu đầu câu nhưng có dấu hiệu cuối câu (!) rõ ràng bởi văn cảnh trước khi xuất hiện câu này là lời truyền thay mặt cho Long Vương của Rùa nên có yếu tố “khiến” và giáo viên cần nhấn giọng trong trường hợp này.
      – Đối với câu: “Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.“, về yếu tố ngữ cảnh, câu này là lời của ông bụt hiền từ, với vẻ yêu thương muốn giúp đỡ chàng trai. Vì thế, giáo viên cần chú ý đọc chậm, nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu của ông bụt.
      * Như vậy, câu “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!” có dầu chấm than (!) và câu “Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.” có dấu chấm (.) là hoàn toàn hợp lý.

      Xem video clip

       

Gửi phản hồi cho nhacqm Hủy trả lời